Đeo kính áp tròng có gây hại không? Hiện nay, kính áp tròng đã không còn quá xa lạ đối với người dùng. Vai trò kính áp tròng không chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mắt, mà góp phần khắc phục vấn đề về thẩm mỹ đối với loại kính thông thường. Tuy nhiên, khi sử dụng, người dùng thường mang cảm giác cay mắt. Vậy nguyên nhân của tình trạng cay mắt khi đeo kính áp tròng là do đâu? Cách khắc phục tình trạng cay mắt khi đeo kính áp tròng? Mời bạn theo dõi bài viết sau
I. Đeo kính áp tròng bị cay mắt có nguyên nhân từ đâu?
Một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng cay mắt khi đeo kính áp tròng có thể xuất phát từ việc sử dụng kính áp tròng kém chất lượng, bị dị ứng với một số thành phần trong nước ngâm lens hay kính, sử dụng và bảo quản kính không đúng cách,...
1. Sử dụng kích áp tròng kém chất lượng
Sử dụng kính áp tròng có chứa các thành phần không ổn định, kém chất lượng, chưa được kiểm duyệt hay một số tạp chất gây hại cho sức khỏe của mắt.
2. Khô mắt
Tình trạng khô mắt làm cho kính áp tròng trở nên cứng, các cạnh của chúng ma sát với nhau, làm trầy xước mắt. Việc để mắt tiếp xúc với nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm, khiến mắt bị tổn thương, ngứa và khó chịu. Ngoài ra, bụi bẩn bám vào mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Khi trong môi trường nhiều khói bụi, bạn có thể bảo vệ mắt bằng cách mang thêm 1 lớp kính gọng.
3. Đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian dài
Việc đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian quá dài có thể làm mắt bị khô, thiếu oxy, mỏi, dẫn đến bị cay mắt và bị cộm.
4. Dị ứng với dung dịch bảo quản và làm sạch kính áp tròng
Một số người có mắt nhạy cảm sẽ dễ dị ứng với các thành phần bên trong dung dịch bảo quản, làm sạch kính áp tròng, gây cho bạn cảm giác rát mắt, cay mắt khi đeo kính. Vì vậy, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần bên trong dung dịch bảo quản kính trước khi sử dụng.
II. Cách khắc phục vấn đề cay mắt khi đeo kính áp tròng
Đeo kính áp tròng bị cay mắt xuất hiện sau khi bạn sử dụng kính áp tròng. Dưới đây là một số cách khắc phục trình trạng cay mắt khi đeo kính áp tròng:
1. Lựa chọn kính áp tròng từ cơ sở phân phối uy tín
Bạn chỉ nên lựa chọn mua kính áp tròng từ các đơn vị phân phối uy tín, tránh nguy cơ làm ảnh hưởng sức khỏe của mắt.
Một trong những đơn vị phân phối các sản phẩm về kính đeo, gọng kính chất lượng, mà bạn có thể xem xét đến, đó là MẮT KÍNH ABC Tại đây, bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm được đào tạo chuyên khoa khúc xạ từ Bệnh Viện Mắt TP.HCM.
2. Tháo kính ngay khi cảm thấy đau, rát mắt
Khi cảm thấy cay mắt, ngứa ngáy, bạn nên tháo kính ra ngay lập tức. Bạn có thể lau sơ kính áp tròng, để loại bỏ bụi bẩn bám trên kính. Ngoài ra, bạn có thể nhỏ thêm nước nhỏ mắt để làm sạch các mảnh vụn hay bụi bẩn còn sót lại. Bạn hãy chờ cho mắt dịu lại, rồi mới thử đeo kính lại lần nữa. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy cay mắt, thì nên dừng sử dụng kính áp tròng.
3. Không nên sử dụng kính áp tròng quá lâu
Nếu dùng kính áp tròng quá lâu, kính áp tròng sẽ dễ bị khô cứng, ma sát với giác mạc, gây nên tình trạng ngứa mắt, mất oxy và cay mắt. Khi đeo lens càng lâu, sự khó chịu sẽ ngày càng lâu, làm tình trạng mắt trở nên tồi tệ hơn. Do đó, sau 6 đến 8 tiếng sử dụng, bạn nên tháo kính áp tròng và cho mắt nghỉ ngơi.
4. Nhỏ nước mắt thường xuyên
Vai trò của nước nhỏ mắt góp phần cấp ẩm cho mắt, làm dịu cảm giác cay mắt, hỗ trợ lấy lại oxy. Do đó, bạn nên nhỏ mắt thường xuyên, khoảng 2 tiếng một lần.
5. Sử dụng công cụ để đeo hay tháo kính áp tròng thay cho tay
Do móng tay của bạn rất sắc nhọn, dễ gây ra những vết xước nhỏ trên kính áp tròng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và tấn công mắt. Đây cũng chính là nguyên nhân gây cay mắt, xước giác mạc. Do đó, bạn nên dùng công cụ hỗ trợ khi đeo và tháo kính áp tròng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề cay mắt khi đeo kính áp tròng. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ có thể hiểu thêm về nguyên nhân gây ra vấn đề, và cách khắc phục tình trạng trên.